Nguyễn Khánh Linh cô gái với tâm hồn bay bổng, đắm chìm mình trong thế giới của những truyện ngắn, thơ ca và những dòng phân tích tâm lý

Khánh Linh hiện đang học Lớp 12 Anh 2, THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. Năm 2022, Khánh Linh đã thành công xuất bản cùng PGS. TS Phạm Thị Huyền, Trưởng Bộ môn Marketing, Đại học Kinh tế quốc dân một nghiên cứu về tâm lý xã hội, sức khỏe tâm thần.

Thành công hiếm có này của Linh xuất phát từ sự ham mê học hỏi, đào sâu tất cả các thể loại văn chương mà giúp nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết của Linh về xã hội, trong đó Linh nhấn mạnh tầm quan trọng của văn chương trong sự phát triển về khả năng nhìn nhận vấn đề, kỹ năng phản biện, sự thấu hiểu con người và xã hội.

 Khánh Linh yêu thích và tự sáng tác thơ, truyện từ những năm lớp 7, đến giờ tác phẩm của Linh mang bề dày không chỉ số lượng mà còn chất lượng. Những tác phẩm của Linh chậm chất văn hóa, đào sâu tâm lý, phân tích và nghiên cứu xã hội ở góc độ bình đẳng. Linh nằm vùng trong nhiều hoạt động ủng hộ bình đẳng giới, cộng đồng LGBT.

Hiện Linh đang có 1 blog cá nhân phân tích tâm lý và những mẩu chuyện đời thường về sức khỏe tâm lý giúp có thể khuyến khích những người khác bắt đầu đam mê với văn chương, giúp giải tỏa vấn đề tinh thần như 1 liệu pháp trị liệu đồng thời khuyến khích bày tỏ những dòng suy nghĩ 1 cách sáng tạo ở không gian không ai phán xét.

https://actuallylinh.wixsite.com/whirlwind-of-thought

Linh là cô gái có lòng nhân ái mà, một cô gái đề cao giá trị tinh thần, văn hóa, lịch sử của đất nước, vì vậy từng dòng truyện ngắn và thơ hay blog của Linh đều thiên hướng văn hóa, lịch sử và mối quan hệ giữa văn hóa và lịch sử với con người.

Linh còn có tài năng chơi đàn tranh, vẽ, thiết kế thời trang, Hiện Linh đang dẫn dắt CLB về thời trang của trường mà làm cho Linh trở thành 1 cô gái tài năng,

Hành trình của Linh đến với sự bền vững trong tâm hồn, danh tính cá nhân và văn hóa, lịch sử xã hội vẫn còn tiếp tục với kỹ năng lãnh đạo và những chàng văn thơ và công trình nghiên cứu xã hội của cô ấy.

Truyện ngắn số 1:

HÀ NỘI TẾT ĐANG XUÂN

HÃY THỬ BÌNH PHONG TỤC

Tết xuân xưa dắt theo tục đốt pháo và tục kiêng quét nhà trong ba ngày Tết (hoặc riêng mồng một Tết). Sáng mồng một Tết, nhà nhà vang tiếng pháo đoán xuân. Tục kiêng quét nhà cũng bắt đầu từ đó. Không chỉ kiêng quét nhà mà kiêng quét cả sân vườn. Không ai muốn quét của trong nhà đem đổ bỏ. Một tập tục vui vui. Vui vui nhưng có tác dụng giữ lại sắc xuân xanh đổ tím vàng rải khắp trước nhà của xác pháp. Những tiếng pháo xé tung trời khắp nơi, lúc dập dồn, khi lác đác, cũng xé tung đi bao nhiêu tiền bạc của nhiều người. Một tờ báo Tết đăng lại đôi câu đối của Tú Xương:Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo/Nhân tình bạc thế lại bôi vôi. Xã hội còn những người nghèo xơ xác, sao vẫn đốt pháp cho xác xơ thêm?

Pháo còn là thủ phạm biến nhà cửa thành tro bụi, cưới mạng sống con người, phá an ninh xã hội. Nhiều năm nay, tục đốt pháo bị chặn đứng. Tiếc thay, lác đác vẫn còn người lét lún buôn bán pháo và đốt pháo. Tiếng pháo nổ là tiếng lạy ông tôi ở bụi này. Đã cấm pháo thì không thể nương tay…

Trước giao thừa, người Hà Nội đều làm theo tập tục: trút bỏ đi nững gì không hay, không đẹp. Tắm gội cho thân thể sạch sẽ. Sự giận gét nhường cho sự thân thiện,làm lành. Nợ nần cố công trang trải. Áo quần, giày dép, đồ dùng xấu cũ đồng loạt khiêm nhường tìm nơi khuất vắng náu mình. Thoăn thoắt những bước chân nối nhau ra máy nước công cộng, ra giếng làng, gánh nước về đổ chum đổ vại… Mong quanh năm của chảy về như nước. Dù điều mong ấy không thành nhưng sự thanh thản nghỉ ngơi trong ba ngày Tết vẫn thành sự thật.

Giờ đây, nước máy đã vào từ nhà trong phố. Tuy vậy giếng làng nông thôn vẫn còn kêu cứu, mong thoát nạn mạch ngầm đục ngầu, nhiễm độc. Nạn vỡ ống nước máy ở nội thành mong bừng tỉnh lòng tự trọng của cơ quan hữu trách.

Người Hà Nội rất coi trọng tục đầu năm xông đất. Ông bà, cha mẹ luôn nhắc cháu con đi chơi đâu cũng phải về trước Giao thừa, không được ở nhà bạn bè khi Giao thừa đến, cũng không được về nhà sau lúc Giao thừa. Tất cả đều để tránh bản thân là người xông đất. Người xông đất phải là người tử tế, được xa gần yêu mến. Người Hà Nội nhờ sẵn, chọn sẵn người đáng mến, thân quen, bước vào nhà, xông đất đầu tiên.

Ngày tết, ai cũng cố mang trên mình bộ trang phục đẹp, nền nã, trang trong trọng nhất. Đến nhà người quen, câu đầu tiên là lời chúc Tết. Quý nhất lời chúc giản dị, chân thành, phù hợp với người được chúc. Với ai cũng có thể chúc mạnh khỏe, nhưng chỉ với cụ già mới được chúc sống lâu. Nhà còn cả cụ ông cụ bà, có cầu kỳ chữ nghĩa mới chúc bách niên giai lão. Chớ như bạn trẻ nọ, chúc một cụ còn sống cũng dùng bách niên giai lão. Giai, từ Hán Việt, là đều. Cả hai cụ vẫn còn, mới đều bách niên cùng thọ, một cụ thì đều bách niên với ai?

Ngày nay, người ta đua nhau rập khôn từ Hán Việt(và cả tiếng Anh) nhưng dùng không đúng. Họ không biết,học tiếng nước ngoài để lấy cái hay của năm châu chứ không phải để thành người… Tây chẳng ra tấy, Ta chẳng ra ta, nói tiếng Việt tối tắm, lổn nhổn. Họ không biết hoặc cố quên lời Cụ Hồ dạy. Cụ Hồ là tấm gương lớn trong việc dùng tiếng việt, từ thuần Việt, mặc dù Cụ biết khác nhiều thứ tiếng khác nhau. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng thường nói: Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ ta không biết dùng tiếng ta.

Ngày nay, người ta chú Tết rặt bằng từ Hán Việt(cả tiếng Anh): An khang, thịnh vượng, vạn sự như ý, tiền tài tiến lộc… Với học, tiếng việt không sang trọng, cần xếp xó (?!). Họ đâu biết, các từ như an khang, thịnh vượng, cũng như nhiều từ khác, đã quá xa xưa, sáo mòn, nay moi về đẩy đưa nơi đầu lưỡi, với nhiều đối tượng, hoàn cảnh hoàn toàn không phù hợp có thể thành…vô duyên. Nó cũng tương tự các lời chúc giàu bằng năm bằng mười năm ngoái, nhất bản vặn lợi hay một vốn bốn lời…, lắm khi sướng tai người được chúc nhưng tuột trôi như… bôi mỡ.

Ngừi Hà Nội đầm ấm vui theo tục mừng tuổi. Mừng tuổi bằng tiền nhưng chỉ là chút tình cảm lấy may. Sau 1975, tiền mừng tuổi, gọi theo miền Nam, là lì xì, gốc Hán Việt là lợi sự, âm Bắc Kinh là li xư. Lì xì là âm Quảng Đông, nghĩa là việc có lợi, có lợi về tiền bạc. Vậy tiền mừng tuổi bây giờ có còn là chút tình cảm lấy may? Sự thực nó đã phồng lên mức hàng vạn, hàng triệu, hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn triệu như với ông Dương Chí Dũng Vinaline… Trẻ em dùng tiền mừng tuổi làm gì? Tiêu pha phung phí. Có nơi tập trọng trò đỏ đen, tú-lơ-khơ, tá-lả hỏng người. Tiền mừng tuổi như thế biến thuần phong mỹ tục thành tục…bạc tiền.

Ngày 23 tháng chạp, Hà Nội tiễn đưa Ông Táo chầu Trời. Giờ đây, người nội thành đun bếp ga, bếp điện. Ngoại thành nhiều nơi thay bếp Ông Táo bằng bếp bi-ô-ga, bếp lò cải tiến. Nhiều người lợi dụng tư dọ, cúng lễ Ông Táo, đốt vàng mã, tro lửa mù trời. Điều này có làm sáng bừng hay mờ đen thuần phong mỹ tục?

Tuy nhiên, tục tiễn ông Táo vẫn được nghệ thuận, văn chương, sân khấu khai thác để phản ánh xã hội. Trước 1954, một tờ báo ở Hà Nội có bài tráo phúng: Tiễn chân ông Táo lên chầu Trời/ Muốn nhắn ông tâu giúp mấy lời/ Hạ giới bây giờ kham khổ lắm/ Gạo châu, củi quế khốn nguy rồi… Và thi thân mong ước chốn chơi vơi.

Bài thơ số 2:

Tình Quê

Mỗi con người

Ai chẳng có quê hương

Để khắc khoải nhớ thương

Để đi về năm tháng

Căn nhà xưa giờ đây sao trống vắng

Tiếng cỏ cây nhớ lắm tuổi thơ tôi

Cha mẹ đi xa rồi

Nơi con ngồi

Đong đầy kỷ niệm

Nơi khoảng trời an nhiên

Nơi trưa hè

Uống cạn nguồn mạch giếng

Cây dừa kể chuyện xưa

Trái chuối thơm đầu mùa

Mẹ hát lời ru trưa hè oi ả

Cha phe phẩy quạt nan

Tiếng cười giòn tan

Khoảng sân trước nhà thì thầm yêu thương

Con trở về gói gém mạch nguồn

Tình cha nghĩa mẹ

Rồi cất bước ra đi

Để mỗi khi trở gió

Có hơi ấm tình thân

Giữa phố phường

Tình người sao ít quá.

Bài thơ số 3:

Tôi Muốn

Tôi muốn tắt nắng đi

Để phố đừng bỏng rát

Tôi muốn thả gió mát

Làm dịu khát trời xanh

Này! Các bác, các anh

Chặt bao cây xanh bây giờ có tiếc

Này! Những công trình khói bụi bay mù mịt

Mình không thích vẫn cứ hít dần đều

Sáu mươi năm cuộc đời có được bao nhiêu

Sao cứ hết ngập đường rồi hạn hán

Các bác thích nhà cao với nhiều ô kính

Em thích ngôi nhà nhỏ có hàng cây xanh

Những dòng sông uốn khúc lượn quanh

Những thảm xanh cánh đồng thì còn gái

Nắng và mưa hai mùa không khắc khoải

Tranh lấn lẫn nhau

Hiện đại càng nhiều sao lại thấy lòng đau

Nhìn cánh đồng mẫu đi hoang cơn khát

Nhìn nước biển oằn mình nên gầm thét

Đường tàu cao tốc sợ đổ đè đầu

Ngày mai con trẻ sẽ ra sao.