Bản Quán: Gói hương vị bản xa về hòa ca phố thị

Ngày 17/8 tại Hà Nội, Bản Quán (số 2 Đường Thành) chính thức khai trương bằng sự kiện “Bản trong phố”. Đến với Bản Quán, thực khách sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa và ẩm thực núi rừng vừa chuẩn vị vừa sáng tạo đổi mới, gần gũi, chuyên nghiệp, hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc dân tộc truyền thống giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

Nghệ nhân Sầm Thị Bích giới thiệu về hoạt động nhuộm vải, dệt vải và quay sợi của đồng bào dân tộc Thái

Nhà hàng Bản Quán tiền thân là nhà hàng Độc Quán đã hoạt động tại Hà Nội từ năm 2010. Qua thời gian tái cơ cấu, định hình phong cách và triết lý kinh doanh, nhà hàng Độc Quán đã đổi tên thương hiệu mới thành Bản Quán với tinh thần và mong muốn – ‘Gói hương vị bản xa về hòa ca phố thị’.

Founder Phạm Thị Kiều Duyên giới thiệu về Bản Quán

Bản Quán được ra đời từ nguồn nguyên liệu phong phú, ngon sạch ở bản cùng câu chuyện kể về văn hoá ẩm thực đồng bào với ước muốn lan tỏa sự trù phú, giàu đẹp trong từng món ăn, điệu hát, phong tục tập quán của đồng bào. Câu chuyện của Bản Quán có sự chăm chút đến từ vẻ đẹp bao đời trong văn hóa dân tộc, có cả sự táo bạo không ngại ngần sáng tạo trong từng món ăn để làm giàu thêm truyền thống xưa. Đặc biệt, cái tên Bản Quán là sự gợi nhắc về nơi sinh ra, chứa đựng, nuôi dưỡng là cái nôi của văn hoá và ẩm thực đồng bào.

Mang về thành phố những chất liệu đời sống của đồng bào, từ những món ngon đặc trưng tới tấm lòng hồn hậu, hiếu khách!

Bản trong bản làng – nơi sinh ra và chứa đựng nguồn nguyên liệu phong phú, lối sống, văn hóa đồng bào đậm nét. Bản Quán là nơi kế thừa, tiếp nối và phát triển các món ngon dựa trên nguyên liệu và cách chế biến của đồng bào dân tộc.

“Bản Quán cũng là nơi chúng tôi nêm thêm chút tình, chút nhớ, chút thương, chút nồng hậu, chân tình … để ai ghé ngang cũng phải “xao xuyến” trước nền ẩm thực mộc mạc, ngon lành của đồng bào” – CEO & CO Founder Phạm Thị Kiều Duyên cho hay.

 “Bản Quán lấy hình ảnh từ “Cái Cây” sinh ra từ bản, mang theo nguyên liệu tươi ngon, lấy tinh thần văn hóa làm cốt lõi, chảy tràn trong mình sự hiếu khách. Chúng tôi có một phần nhánh cây hướng về bản làng, hướng về những giá trị truyền thống giàu đẹp, những cánh rừng, những thửa ruộng bậc thang, khung cảnh thân thương nơi núi rừng. Một phần khác hướng về thành phố với tất cả những điều tươi đẹp để hòa vào phố thị nhộn nhịp, tươi vui” CEO & CO Founder Phạm Thị Kiều Duyên cho hay.

Đặc biệt, Bản Quán không giống với những mô hình nhà hàng chuyên ẩm thực dân tộc khác ở chỗ, với sự tác động của mục tiêu dân tộc đổi mới, thương hiệu sẽ thể hiện tiêu chuẩn và tinh thần cấp tiến của ẩm thực, văn hóa dân tộc trong nội dung và hình thức của mình. Thực khách khi đến Bản Quán sẽ được trải nghiệm một phong cách gần gũi nhưng chỉn chu, phóng khoáng nhưng chuyên nghiệp, hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc dân tộc truyền thống.

Từ xa xưa, đồng bào người Thái ở vùng sơn cước luôn có những khúc hát mời rượu trong mỗi dịp sum vầy. Đây là cách chủ nhà bày tỏ sự hiếu khách. Chủ hát mời, khách hát đáp lại, mọi người vừa hát hò, trò chuyện rôm rả vừa nâng chén rượu thơm đong đầy tình cảm bản làng.

“Đưa truyền thống ẩm thực, văn hóa và câu chuyện của đồng bào tới phố thị và Bản Quán móng muốn kể lại câu chuyện về văn hóa của đồng bào dân tộc theo một cách thật đặc biệt. Tựa như những chuyện kể dân gian là sự góp gọng của nhiều thế hệ, chúng tôi mong muốn viết nên câu chuyện của riêng mình, vừa của chung những người có tình yêu với văn hóa và ẩm thực dân tộc, để vẻ đẹp ấy có thể vươn xa hơn, trường tồn hơn nữa” – bà Duyên nói.

Địa chỉ: Số 2 Đường Thành – Cửa Đông – Hoàn Kiếm, Hanoi, Vietnam

Điện thoại: 078 981 8284

Wedsite: banquan.vn

Sự thân thương, cảm mến đồng bào vùng cao kể sao cho xiết khi những tán lá nối đuôi nhau tạo nên khung cảnh trập trùng như đang chở che những người con trở về Bản làng. Những tầng lá ấy đã xuất hiện trong mùa lễ hội, hiện hữu ở những nét phong tục tập quán cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
“𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐝𝐚̣” đậm đà hương vị núi rừng được luộc 45 phút trong lửa nhỏ liu riu. Gắp một miếng dạ dày xắt vừa miệng, nhai giòn giòn, ăn kèm “𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐥𝐨̀𝐧𝐠” non chín mọng và gan luộc bùi thơm. Không thể thiếu củ Chí Cống đặc biệt của đồng bào Mông. Gói gọn miếng ngon chấm cùng chẩm chéo và cảm nhận hương vị vừa lạ vừa quen!
Xôi trám đen là một món ăn dân dã của đồng bào các tỉnh miền núi, đặc biệt ở Cao Bằng. Đây là món ăn có quá trình chế biến rất kì công. Đồng bào chọn loại trám nếp chín cây có màu tím thẫm, quả còn tươi, đỉnh cuống còn dính nhựa, da quả căng, bóng, mịn không bị rộp. Ngâm trám trong nước nóng 70 – 80 độ khoảng 30 phút sau đó tách lấy phần cùi trám.
Cuộn tròn trong những tổ ong, được người dân địa phương dày công thu hoạch vào những ngày hè oi bức, con nhộng trắng ngần, căng mọng, ngọt bùi, béo ngậy không thể lẫn với những vị khác. Không chỉ nổi tiếng với hương vị lạ, nhộng ong đất còn mang nhiều dưỡng chất tốt như đạm, vitamin nhóm B, giàu khoáng chất và các axit amin thiết yếu,…
Từ lâu đời, bí xanh thơm hay còn gọi là “phặc moong” trong tiếng Tày đã gắn liền với đời sống của người dân vùng cao. Bí thơm thường khoác lên mình một lớp vỏ phấn trắng và gai mỏng ngoài nhẹ nhàng bao bọc lấy phần thịt quả dẻo, bùi bên trong. Đặc biệt, bí thơm có thể bảo quản được rất lâu, giúp bà con đồng bào dân tộc có thể dự trữ vào mùa mưa bão, màu đông giá rét khan hiếm rau.
Canh rêu – món ăn ngon nổi tiếng ở Tây Bắc
Đồ uống bia độc đáo của người Hà Nhì
Món cá nấu măng chua của người Mường
Từ lối bước lên tầng 2 cơ sở Đưởng Thành, Bản Quán đặt nồi nấu rượu truyền thống của dân tộc Mông ngay tại vị trí trung tâm như một hình thức trân trọng và lưu giữ những nét đẹp văn hoá của đồng bào. Bếp nấu rượu được đắp từ đất nung, vậy nên chúng tôi không thể mang chiếc bếp nguyên bản của đồng bào về phố. Để tái hiện lại căn bếp rượu, những nghệ sỹ của Bản Quán đã tự tay xây lại.
“Bản Quán” – uốn lượn một góc tường là những viên ngói nâu sẫm được xếp lớp như dải khăn lướt ngang nhịp sống tại đô thị, hiện hữu như chính trong đời sống của đồng bào Tày và Nùng. Chúng ẩn mình dưới tầng lá tạo nên bức tranh dung dị, đời thường.

Hoàng Nhung